hoa-si-bui-xuan-phai

Họa Sĩ Bùi Xuân Phái – Danh Họa Nổi Bật Trong Nền Mỹ Thuật Việt Nam

Họa sĩ tiêu biểu

Bùi Xuân Phái là cái tên quen thuộc, một trong những danh họa thổi hồn vào nền mỹ thuật với các tác phẩm sống mãi với thời gian. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về tiểu sử, sự nghiệp họa sĩ Bùi Xuân Phái – danh họa nổi bật trong nền mỹ thuật Việt Nam qua bài viết bên dưới đây.

Mục Lục

Tiểu sử họa sĩ Bùi Xuân Phái

hoa-si-bui-xuan-phai
Danh họa Bùi Xuân Phái

Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) quê gốc tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, tỉnh Hà Đông (Hà Nội). Ông xuất thân trong gia đình tiểu tư sản trung lưu ở phố Hàng Thiếc. Sau đó, ổng chuyển đến 87 Hàng Bút (phố Thuốc Bắc) sinh sống do đó có thể nói rằng ông là người rất am hiểu về phố phường của Hà Nội. Bùi Xuân Phái đã bộc lộ năng khiếu thiên bẩm về môn văn, hội họa từ khi còn rất nhỏ. Do đó, từ khi còn là học sinh Bùi Xuân Phái đã được “Cậu ấm Cô chiêu” đặt vẽ tranh thường kỳ.

Ông là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của trường Mỹ Thuật Đông Dương. Cùng thời với Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên – những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới nền mỹ thuật Việt Nam. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm vẽ về Phố Phái hay còn gọi là Phố cổ Hà Nội. Những bức tranh của ông không chỉ nhận được sự yêu thích của người Việt Nam mà còn nhiều người nước ngoài. 

Danh họa Bùi Xuân Phái qua đời vào năm 1988 do căn bệnh ung thư phổi quái ác. Từ đó, nền mỹ thuật Việt Nam mất đi một tên tuổi lớn.

Đọc thêm: họa sĩ lê minh châu

Sự Nghiệp Hội Họa – Họa Sĩ Bùi Xuân Phái

hoa-si-bui-xuan-phai
Tranh Phố Phái của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái từ lâu đã không còn xa lạ đối với những người yêu hội họa và người yêu nét đẹp cổ kính của mảnh đất Hà Nội 1000 năm văn hiến. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong.

Không chỉ vẽ phố cổ họa sĩ Bùi Xuân Phái còn vẽ rất nhiều những đề tài khác nhau như chân dung, tĩnh vật, chèo, nông thôn,… đều rất thành công. Hơn nữa, nhiều tác phẩm của ông cũng nhận được các giải thưởng tại những cuộc triển lãm tranh của thủ đô và toàn quốc.

Các tác phẩm của Bùi Xuân Phái được vẽ trên bảng gỗ, giấy, vải thậm chí cả giấy báo. Bên cạnh đó, nhiều phương tiện khác nhau được ông sử dụng như sơn dầu, màu nước, bút chì, phấn màu, chì than,… Năm 1957, Bùi Xuân Phái tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm nên hoạt động của ông bị hạn chế. Vì vậy, ông kiếm sống bằng cách vẽ tranh vui, tranh minh họa cho nhiều trang báo với bút hiệu là PiHa, ViVu, Ly.

Đến năm 1984, họa sĩ Bùi Xuân Phái mới có cho mình cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là duy nhất trong cuộc đời. Cuộc triển lãm này đã nhận được sự đánh giá rất cao của đông đảo quần chúng và đồng nghiệp với số lượng 24 tác phẩm được đặt mua ngay khi khai mạc.

Tác phẩm chính:

  • Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972
  • Hà Nội kháng chiến – Sơn dầu 1966
  • Xe bò trong phố cổ – Sơn dầu 1972
  • Phố vắng – Sơn dầu 1981
  • Hóa trang sân khấu chèo – Sơn dầu 1968
  • Sân khấu chèo – Sơn dầu 1968
  • Vợ chồng chèo – Sơn dầu 1967
  • Trước giờ biểu diễn – 1984

Giải thường mỹ thuật

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996
  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
  • Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
  • Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
  • Năm 1997: tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.

Xem thêm: họa sĩ lãnh quân

Trên đây là chia sẻ những thông tin cần thiết về họa sĩ Bùi Xuân Phái. Mong rằng qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về danh họa nước nhà cũng như cuộc đời cùng sự nghiệp của ông.

Rate this post