Những điều thí sinh cần biết khi xét tuyển ngành Dược

Tin tức

Hiện nay, ngành Dược đang là ngành học được nhiều bạn trẻ chọn lựa với số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao. Đây là dấu hiệu tốt với ngành y dược trước nhu cầu nguồn nhân lực đang thiếu hụt. Để bạn có thể cân nhắc kỹ hơn khi chọn ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ những điều thí sinh cần biết khi xét tuyển ngành Dược.

Những hệ đào tạo dược sĩ

Ngành Dược là một trong những ngành quan trọng trong hệ thống Y tế, là ngành học chuyên về bào chế, sản xuất những loại thuốc cũng như thực hiện việc khám chữa bệnh.

Tại Việt Nam hiện nay có 4 hệ đào tạo dược sĩ cơ bản . Trình độ thấp nhất là Trung cấp Dược với thời gian đào tạo ngắn, từ 1,5- 2 năm. Những bạn theo học Trung cấp Dược sau khi tốt nghiệp cần học Liên thông lên Cao đẳng Dược để có thể đáp ứng nhu cầu công việc cũng như chất lượng nguồn nhân lực.

Tiếp theo là hệ Cao đẳng Dược với thời gian đào tạp 3 năm với hệ chính quy. Đối với những thí sinh học Liên thông lên hệ học này thì thời gian đào tạo từ 18-20 tháng tùy vào từng đối tượng. Hệ đào tạo này cung cấp những kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng cần thiết để sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu công việc.

Hệ đào tạo Đại học hay còn gọi là Dược sĩ đại học sẽ được đào tạo trong thời gian ít nhất là 4 năm. Bên cạnh đó, sinh viên cần có thời gian đào tạo và thực hành để có thể khám chữa bệnh ở trình độ chuyên môn cao. Tiếp đó là hệ đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ khoa học Dược. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở và nguồn nhân lực để đào tạo Tiến sĩ Khoa học dược. Vì thế, nếu bạn muốn học chương trình này thì cần được đào tạo tại những cơ sở nước ngoài.

Bạn có phù hợp với ngành Dược hay không?

Trước khi đăng ký xét tuyển, hãy cân nhắc xem bạn có phù hợp với ngành Dược hay không? Dược học là ngành khoa học sức khỏe có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để có thể theo học ngành này, bạn cần học tốt những môn tự nhiên, đặc biệt là hóa và sinh học vì dược học dựa trên nhiều công nghệ khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là sinh học và hóa học. Người học Dược cũng cần có tính kiên trì, cẩn thận và cách làm việc khoa học. Đặc biệt, bạn cần phải có niềm đam mê và yêu thích nghề. Đây là yếu tố quan trọng quyết định xem bạn có nên theo học ngành này hay không, bởi niềm đam mê sẽ là yếu tố giúp bạn vượt qua những trở ngại để thích nghi với môi trường học.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Theo những tin tức y tế, nhân lực ngành đang thiếu hụt trầm trọng. Trong một vài năm tới, ngành này cần khoảng 25.000 nhân lực để có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực. Đây chính là cơ hội cho những sinh viên ngành Dược có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bạn có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:

+ Làm việc tại bệnh viện: chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc về cả số lượng và chất lượng, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặt biệt.

+ Tại cơ sở sản xuất: làm việc tại các quy trình sản xuất ra các loại dược phẩm trong nhà máy, xí nghiệp dược phẩm. Đây là lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư. Công nhân dược thường được tổ chức đào tạo tại xí nghiệp theo yêu cầu riêng của các đơn vị sản xuất

+ Với những sinh viên học Đại học chuyên ngành Dược, bạn có thể nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu…

Rate this post