Danh sách các ngành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khối D

Danh sách các ngành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khối D

Giáo dục

Bạn đang quan tâm đến thông tin xét tuyển và danh sách các ngành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khối D. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin chính xác nhất để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Giới thiệu về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay được biết đến với tên ngắn gọn NEU. Đây là một trong những trường Đại học hàng đầu đào tạo về ngành Kinh tế, được thành lập từ năm 1956. Đồng thời, Đại học Kinh tế Quốc dân còn là trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ.

Giới thiệu về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Giới thiệu về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trải qua 60 năm phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo ra nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, giỏi chuyên môn, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, nhiều doanh nhân nổi tiếng, những người đẹp đoạt danh hiệu tại các cuộc thi cũng là sinh viên và nghiên cứu sinh của trường.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được vinh dự trao nhiều danh hiệu từ Đảng và Nhà nước, cụ thể như:

– Năm 1972 – Trường nhận Huân chương Lao động hạng ba.

– Năm 1978 – Nhận Huân chương Lao động hạng nhì.

– Năm 1983 và 2016 – Trường được trao Huân chương Lao động hạng nhất.

– Năm 1986, 1991 và năm 1996 – Huân chương Độc lập hạng nhất.

– Năm 2001 và 2011 – Trường đươc trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

– Năm 2000 – Trường đạt Danh hiệu Anh hùng Lao động.

– Năm 1987 và 2008 – Trường nhận Huy chương hữu nghị từ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Xem thêm: Ngành Điều dưỡng thi khối D được không?

Các ngành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khối D

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 60 mã ngành. Sau đây là các khối ngành của trường Kinh tế Quốc dân khối D, mời các bạn tham khảo:

Mã ngành Tên ngành Mã ngành Tên ngành
7340301 Kế toán 7310108 Toán kinh tế
7340302 Kiểm toán 7310104 Kinh tế đầu tư
7310106 Kinh tế quốc tế 7620115 Kinh tế nông nghiệp
7340120 Kinh doanh quốc tế 7850102 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
7620114 Kinh doanh nông nghiệp 7220201 Ngôn ngữ Anh
7340115 Marketing EBBA Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh
7340101 Quản trị kinh doanh EPMP Quản lý công và chính sách
7340201 Tài chính – Ngân hàng 7310105 Kinh tế phát triển
7340121 Kinh doanh thương mại 7340401 Khoa học quản lý
7310101 Kinh tế 7340403 Quản lý công
7810201 Quản trị khách sạn 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
7340404 Quản trị nhân lực 7380101 Luật
7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7380107 Luật kinh tế
7480101 Khoa học máy tính 7850103 Quản lý đất đai
7340405 Hệ thống thông tin quản lý 7480201 Công nghệ thông tin
7340116 Bất động sản 7510605 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
7340204 Bảo hiểm 7340122 Thương mại điện tử
7310107 Thống kê kinh tế 7340409 Quản lý dự án
7320108 Quan hệ công chúng POHE1 Quản trị khách sạn
POHE2 Quản trị lữ hành POHE3 Truyền thông Marketing
POHE4 Luật kinh doanh POHE5 Quản trị kinh doanh thương mại
POHE6  Quản lý thị trường POHE7 Thẩm định giá/ ngành Marketing
EP01 Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (BBAE) EP02 Định phí Bảo hiểm và Quản trị rủi ro (Actuary)
EP03 Khoa học dữ liệu trong kinh tế và Kinh doanh (DSEB) EP04 Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế
EP05 Kinh doanh số (E-BDB) EP06 Phân tích kinh doanh (BA)
EP07 Quản trị điều hành thông minh (E-SOM) EP08 Quản trị chất lượng đổi mới
EP09 Công nghệ tài chính (BFT) EP10 Tài chính và Đầu tư/ ngành Tài chính Ngân hàng
EP11 Quản trị khách sạn quốc tế EP14 Logistics và Quản lý CCU tích hợp chứng chỉ quốc tế
EBBA Quản trị kinh doanh (E-BBA) 7310101_1 Kinh tế học
7310101_2 Kinh tế và quản lý đô thị 7310101_3 Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
7510605 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng EP12 Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB
EP13 Kinh tế học tài chính (FE)/ ngành Kinh tế    
Cách thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân
Cách thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân

Cách thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân

Cách thức tuyển sinh của Đại học Kinh tế Quốc dân được chia theo 4 phương thức:

  • Xét tuyển thẳng: Chỉ tiêu này chiếm 1-2%

Đối tượng:

– Thí sinh tham dự kỳ thi Olympic, thuộc đội tuyển quốc gia, đã tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh đạt giải nhất cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT.

– Thi sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng, có giấy xác nhận từ thẩm quyền, có khả năng theo học một số ngành nhưng không có khả năng dự tuyển như bình thường.

– Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người, thuộc 20 huyện nghèo hải đảo, biên giới khu vực Tây Nam Bộ.

– Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm, tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo theo quy định của chính phủ.

– Thí sinh nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt đáp ứng quy định đề ra.

–  Bên cạnh đó có quy định ưu tiên xét tuyển cộng điểm cho các bạn xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp với các bạn có giải trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia: Giải nhất + 2 điểm, giải nhìn +1,5, giải ba cộng 1 điểm, giải khuyến khích giải tư cộng 0,5 điểm.

  • Xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: chỉ tiêu chiếm 35%

– Tổ hợp xét tuyển được sử dụng gồm các khối thi phổ biến: A00, A01, B00, C03, C04, D01, D07, D09, D10.

  • Xét tuyển theo kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội: chiếm 2%

– Tổ hợp xét tuyển gồm khối K00, K01 và K02.

  • Xét tuyển kết hợp: chiếm số chỉ tiêu còn lại, xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo Đề án tuyển sinh của Trường.

Đọc thêm: Điểm chuẩn ngành Luật khối D là bao nhiêu?

Hy vọng với các thông tin trên, các bạn đã nắm được Danh sách các ngành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khối D. Từ đó giúp bạn đưa ra định hướng đúng đắn trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!

Rate this post