Khối D01 gồm những môn nào? Khối D01 gồm những ngành nào?
Khối D01 gồm những môn nào? Hay khối D01 gồm những ngành nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều thí sinh quan tâm khi tìm hiểu về khối thi D01. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé.
Mục Lục
1. Khối D01 gồm những môn nào?
Khối D01 hay còn gọi là tổ hợp môn D01 gồm các môn: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh. Đây là tổ hợp môn được phát triển từ khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ nói chung) trong những năm gần đây. Việc bổ sung thêm các tổ hợp của khối D giúp các thí sinh có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn khối thi cũng như chọn ngành học, phù hợp với năng lực của mình.
Những năm gần đây, theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận thì các môn thi khác theo hình thức thi trắc nghiệm. Trong đó, môn Văn thí sinh làm bài tự luận trong thời gian 180 phút và hai môn còn lại được thi trắc nghiệm với thời gian 90 phút. Nội dung đề thi các môn nằm hoàn toàn trong chương trình phổ thông, vì vậy, thí sinh cần nắm chắc khối lượng kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa để có thể đạt được mức điểm như mong muốn.
Khối D01 gồm những môn nào?
2. Khối D01 gồm những ngành nào?
Với tổ hợp môn D01 này, thí sinh có nhiều lựa chọn ngành nghề hấp dẫn với cơ hội nghề nghiệp cao sau khi ra trường. Trong đó, có rất nhiều ngành học “hot” được đông đảo thí sinh lựa chọn. Các bạn có thể tham khảo một số ngành học xét tuyển tổ hợp D01 sau:
- Nhóm ngành Ngoại ngữ: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Tây Ban Nha…
- Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn: Báo chí, Quan hệ công chúng, Công tác xã hội, Triết học, Nhân học, Đông phương học, Việt Nam học, Quốc tế học, Tôn giáo học, Tâm lý học, Chính trị học, Ngôn ngữ học, Xã hội học, Thông tin học, Lưu trữ học…
- Nhóm ngành Luật: Luật, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Luật kinh doanh, Luật Quốc tế…
- Nhóm ngành Kinh tế: Kinh tế, Kế toán, Marketing, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế thương mại, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý…
- Nhóm ngành Sư phạm: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục công dân, Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Giáo dục học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Toán, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Nga, Sư phạm Tiếng Pháp…
- Nhóm ngành Công nghệ thông tin: An toàn thông tin, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ đa phương tiện, Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Truyền thông và mạng máy tính…
- Nhóm ngành Kỹ thuật – xây dựng: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật tài nguyên nước, Quản lý công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật Xây dựng, Quản lý xây dựng…
- Nhóm ngành Tài nguyên và môi trường: Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Khoa học môi trường, Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, Quản lý đất đai, Tài nguyên Trái đất, Địa lý học, Công nghệ kỹ thuật môi trường…
- Nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp: Khoa học đất, Khuyến nông, Chăn nuôi, Khoa học cây trồng, Phát triển nông thôn, Quản lý đất đai, Quản lý thủy sản, Lâm nghiệp, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng, Dịch vụ thú y, Phát triển nông thôn…
3. Bí quyết ôn thi khối D01 hiệu quả
Cùng với sự thay đổi tổ hợp môn thi, quy chế thi, hình thức thi các môn cũng có nhiều sự thay đổi. Điều đó đòi hỏi các thí sinh cần có sự thay đổi phương pháp học tập và ôn thi phù hợp để đạt được điểm cao nhất. Tuy nhiên, nhìn chung thì các bạn vẫn phải biết cách học tổng hợp kiến thức các môn, chắt lọc những thông tin cần nhớ để giúp bạn vượt qua kỳ thi dễ dàng.
Khối D01 gồm những môn nào?
➤ Xem thêm: Khối V Gồm Những Ngành Nào? Tìm Hiểu Ngành Xét Tuyển Khối V
Môn Toán
Để học tốt môn Toán, trước tiên các bạn cần phải nắm chắc lý thuyết cơ bản trong chương trình sách giáo khoa, xem những ví dụ liên quan để hiểu ra bản chất vấn đề. Mặc dù lý thuyết không có trong đề thi nhưng nó sẽ là nền tảng giúp các bạn giải đáp mọi câu hỏi khó. Bên cạnh đó, việc áp dụng lý thuyết vào giải các dạng bài tập phải được thực hiện nhuần nhuyễn, ghi chú kiến thức quan trọng và đưa ra cách giải tối ưu nhất.
Một bí quyết học tốt môn Toán mà các sĩ tử nên áp dụng đó là tổng hợp kiến thức lý thuyết theo từng chuyên đề riêng. Cùng với đó là 1 cuốn sổ để ghi chép những mục cần chú ý. Khi đã tự tin về những kiến thức cơ bản, các sĩ tử có thể luyện tập thêm những kiến thức mở rộng, những dạng kiến thức nâng cao để có thể ghi điểm tuyệt đối trong đề thi.
Thời gian gần kề ngày thi, các thí sinh nên tập trung vào luyện giải đề thi và ôn luyện lại những phần kiến thức mình đang bị sai hoặc bị nhầm lẫn. Khi đã thành thạo những dạng bài tập thì các em sẽ tránh được những sai lầm không đáng có.
Môn Văn
Với môn Ngữ văn, trọng tâm kiến thức là phần văn học hiện đại trong chương trình lớp 11, 12. Đặc biệt, đối với câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học được ra theo hướng mở, đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức và có hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội thì mới có thể làm được làm được. Do đó, ngoài những kiến thức trọng tâm trong chương trình sách giáo khoa, trong quá trình ôn thi các sĩ tử cũng cần phải chăm chỉ đọc sách báo, tin tức trên các phương tiện truyền thông để nắm được những vấn đề mà xã hội đang quan tâm.
Phần kiến thức văn học, các bạn cần nắm chắc hết các tác giả, nội dung và nghệ thuật tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác… Bên cạnh đó, trong mỗi tác phẩm văn học, học sinh nên ghi chép lại những chi tiết đắt giá, có thể học nguyên câu của nhà văn, nhà thơ làm dẫn chứng thuyết phục. Sau đó nghe lời bình của thầy cô hoặc đọc thêm các sách bình luận, bình giảng văn học, các bài văn hay để biến ý văn của họ thành ý của mình một cách dễ dàng.
Để viết văn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc thì ngoài nội dung và hình thức trình bày, thì lời văn cần trau chuốt, mượt mà, giọng văn giàu biểu cảm. Muốn đạt được điều đó thì các bạn nên trau dồi vốn từ và khả năng sử dụng ngôn ngữ bằng cách đọc nhiều sách báo, xem nhiều chương trình ý nghĩa…
Trong thời gian gần đến ngày thi, các bạn nên sưu tầm các đề thi năm trước và bấm giờ làm bài xem mình làm được đến đâu và điều chỉnh để tránh mắc sai lầm khi vào phòng thi. Đầu tiên cần xác định nhanh chóng yêu cầu của đề bài. Sau đó, dành thời gian để lập dàn ý trước khi làm bài, điều này sẽ giúp bạn không bỏ sót ý.
Một điều quan trong khi làm đề thi môn Ngữ văn đó là các bạn phải biết phân bổ thời gian cho hợp lý. Đối với phần đọc hiểu (3 điểm) thì chỉ nên làm trong khoảng 30-40 phút. Không nên trả lời lan man mà cần tập trung vào những ý chính. Đặc biệt, thí sinh cũng cần lưu ý hình thức trình bày bài viết rõ ràng, mạch lạc và viết câu đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Hãy cố gắng làm tất cả những câu hỏi trong đề, không được bỏ qua câu nào để tránh mất điểm.
Môn Tiếng Anh
Trọng tâm kiến thức môn Tiếng Anh sẽ được phân bổ đều ở lớp 10, 11, 12. Do đó, các bạn cần phải nắm chắc các ngữ pháp, từ vựng trong sách giáo khoa, mỗi ngày dành một ít thời gian để học từ vựng. Trong những ngày gần thi, các bạn nên tập trung luyện đề để có thể cải thiện được vốn từ và tăng tốc độ đọc hiểu. Đồng thời, cần phải rèn luyện thêm phần viết, bởi phần này phân loại khá cao trong đề thi và thể hiện được khả năng tuy duy của mỗi thí sinh.
Một trong những cách học tiếng Anh được nhiều người áp dụng đó là mua một cuốn sổ tay thật đẹp và ghi chép những cấu trúc, từ vựng mà bạn học được trong một ngày để ghi nhớ hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể học tiếng Anh bằng cách xem phim, nghe nhạc, đọc sách báo bằng tiếng Anh… Điều này sẽ tạo hứng thú cho bạn học tập và ghi nhớ lâu hơn.
Tổng hợp