Tìm hiểu quy trình Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì?
Hiện nay Phục hồi chức năng là lĩnh vực quan trọng trong Y khoa, trong những năm gần đây ngày càng có nhiều các bạn trẻ quan tâm đến ngành nghề này. Để hiểu rõ hơn thông tin về ngành, quy trình Kỹ thuật Phục hồi chức năng là gì? Thị trường nhân lực ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục
Giới thiệu về cơ hội việc làm ngành Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là ngành thuộc lĩnh vực Y, chuyên áp dụng những kỹ thuật nhằm cải thiện được khả năng hoạt động của người bệnh không may bị bệnh tật, chấn thương dẫn đến suy giảm khả năng vận động của cơ thể, bên cạnh đó có tác dụng phòng ngừa những bệnh lý liên quan đến xương khớp do vận động quá sức…
Mục tiêu của ngành Phục hồi chức năng là giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan ảnh hưởng đến khả năng vận động, đồng thời cải thiện khả năng vận động của những người đang mắc suy giảm khả năng vận động.
Trên thực tế phục hồi chức năng sẽ bao gồm nhiều những lĩnh vực khác nhau như Vật lý trị liệu; Ngôn ngữ trị liệu; Hoạt động trị liệu; Công nghệ dụng cụ trợ giúp… Theo đó không cần sử dụng đến thuốc mà vẫn có thể giúp người bệnh phục hồi hiệu quả.
Sau quá trình học tập sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng ngành nghề sở hữu bằng chuyên ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng sẽ có cơ hội đảm nhận ở nhiều các vị trí, công việc khác nhau như:
- Trở thành những Kỹ thuật viên, Bác sĩ Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng làm việc tại các Viện, Bệnh viện, phòng khám hay những Trung tâm Phục hồi chức năng, Trung tâm chuyên về Chỉnh hình – Phục hồi chức năng;
- Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ giúp bệnh nhân phục hồi khả năng giao tiếp, cải thiện phát âm, ngôn ngữ và khả năng nuốt làm việc tại các Bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật;
- Giảng dạy tại các cơ sở có đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng;
- Làm việc tại các câu lạc bộ thể thao, trung tâm phục hồi chức năng, các trường học có chương trình thể thao tham gia hỗ trợ phục hồi chức năng cho các vận động viên sau chấn thương và giúp phòng ngừa các chấn thương thể thao.
>> Tìm hiểu thông tin Tuyển Sinh Cao Đẳng Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng năm 2025
Quy trình Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì?
Quy trình Kỹ thuật phục hồi chức năng thường được thực hiện bởi các chuyên gia Y tế có chuyên môn trong lĩnh vực phục hồi chức năng như Bác sĩ Phục hồi chức năng, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng…
Quy trình Kỹ thuật Phục hồi chức năng là một chuỗi những bước kỹ thuật và phương pháp điều trị được thiết kế nhằm giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng thể chất bị mất hoặc suy giảm do chấn thương, bệnh tật, hay những vấn đề sức khỏe khác. Mục tiêu chính của quy trình sẽ là cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân, theo đó họ có thể tự chăm sóc bản thân, thực hiện những hoạt động sinh hoạt thường ngày, dễ dàng hòa nhập với xã hội.
Những bước trong quy trình Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay bao gồm:
– Thực hiện đánh giá ban đầu: Các chuyên gia Phục hồi chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, đồng thời đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh như khả năng vận động, sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh, cảm giác, các vấn đề về tâm lý. Căn cứ vào đó Bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương và những chức năng cần phục hồi;
– Xây dựng kế hoạch điều trị: Sau khi đã có kết quả đánh giá những chuyên gia sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp với thể trạng từng người bệnh. Các phương pháp điều trị sẽ bao gồm: Vật lý trị liệu nghề nghiệp, trị liệu ngôn ngữ, trị liệu tâm lý hay những biện pháp hỗ trợ khác trong trường hợp cần thiết;
– Tiến hành những Kỹ thuật điều trị: Người bệnh sẽ được trực tiếp tham gia vào những liệu trình điều trị như:
- Vật lý trị liệu;
- Trị liệu hành động;
- Trị liệu ngôn ngữ;
- Trị liệu tâm lý.
– Giám sát và điều chỉnh: Trong suốt quá trình thực hiện các kỹ thuật Phục hồi chức năng các chuyên gia cần theo dõi, đánh giá định kỳ để kiểm tra được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp chưa đạt được hiệu quả các chuyên gia sẽ có những điều chỉnh cần thiết;
– Duy trì và phòng ngừa tái phát: Khi tình trạng người bệnh đang ở mức phục hồi những chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài duy trì, thực hiện những chiến lược phòng ngừa để duy trì các chức năng và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Quy trình Phục hồi chức năng ngoài việc hỗ trợ người bệnh phục hồi các chức năng thể chất còn giúp họ có thể hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường.
Thị trường nhân lực ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay như thế nào?
Tổng cục thống kê đã có cuộc điều tra quốc gia về tỷ lệ người khuyết tật công bố kết quả vào ngày 1/11/2022, Việt Nam có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, con số này chiếm đến hơn 7% dân số. Phần lớn nguyên nhân là do những di chứng sau tai nạn, dị tật bẩm sinh ở trẻ em hoặc do mắc những bệnh lý như tai biến mạch máu não, thoái hóa cột sống… Đặc biệt dân số Việt Nam đang bước dần vào giai đoạn già hóa dân số làm cho nhu cầu Phục hồi chức năng của mọi người ngày càng tăng cao. Bởi vậy có thể thấy rằng ngành Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, giúp người bệnh phục hồi sức khoẻ sau điều trị, bên cạnh đó còn hỗ trợ lấy lại chức năng cho người khuyết tật để họ có thể hòa nhập với cộng đồng.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người đã có rất nhiều các khoa Phục hồi chức năng được thành lập tại các Bệnh viện công lập và tư nhân. Đến nay 100% các bệnh viện đa khoa Trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa Phục hồi chức năng. Tại những đơn vị Y tế này luôn tuyển dụng đội ngũ nguồn nhân lực ngành Phục hồi chức năng số lượng lớn.
Theo đánh giá và ước tính của cá chuyên gia trên thế giới theo “nguyên tắc 10%”, có nghĩa là trong 100 triệu người thì khoảng 10% người bệnh có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Trong số lượng những người cần khám thì 10% cần phẫu thuật, ở nhóm này lại có đến 10% người thực hiện phục hồi chức năng. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh cụ thể hoặc tùy theo từng chuyên khoa như ngoại khoa hay nội khoa.
Khi nhu cầu của mọi người cần Phục hồi chức năng là lớn sẽ kéo theo đó là nhu cầu về đội ngũ Y Bác sĩ ngành Phục hồi chức năng, đặc biệt tại Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành này số lượng lớn. Đây chính là cơ hội cho những bạn trẻ lựa chọn theo học ngành này tại các trường Đại học, Trường Cao đẳng Y Dược sau khi tốt nghiệp tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng sẽ dễ dàng tìm được công việc ổn định phù hợp với năng lực của bản thân.
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về Quy trình Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì? Cùng nhiều kiến thức hữu ích khác về ngành nghề từ đó có định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân.