Phương thức tuyển sinh của một số trường đại học, cao đẳng
Năm 2018, phương thức tuyển sinh của một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cả nước có một số thay đổi và được cập nhật liên tục. Cùng tìm hiểu qua tin tuyển sinh dưới đây.
Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm nay, tổng chỉ tiêu trong khối Đại học Quốc gia Hà Nội là hơn 8500. Đây là năm đầu tiên ĐHQGHN xét tuyển thí sinh dựa trên những phương thức cũ kết hợp với kỳ thi SAT:
- Kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Kết quả thi đánh gia năng lực do ĐHQGHN tổ chức còn hạn sử dụng (2 năm)
- Chứng chỉ quốc tế Cambridge International Examinations A-Level;
- Kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ).
Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo mới cũng được ra đời như Công nghệ Kỹ thuật Xây dụng, Kỹ thuật Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Sư phạm tiếng Đức, Khoa học Thông tin Địa không gian, Quản trị học…
Hầu hết các ngành học đều sử dụng tổ hợp xét tuyển bao gồm cả bài thi ngoại ngữ, bởi theo các chuyên gia, giáo sư của ĐHQGHN, năng lực ngoại ngữ là cần thiết cho bất kỳ sinh viên nào để có thể đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế sau này.
Lần đầu tiên ĐHQGHN đưa kết quả kỳ thi SAT vào xét tuyển đại học
Đại học Luật Hà Nội
Chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của Đại học Luật Hà Nội là 2210, trong đó ngành luật chiếm tới 1570 chỉ tiêu.
Trường sử dụng phương thức xét tuyển. Trong đó, 15% tổng chỉ tiêu dành cho việc xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT của các thí sinh trường THPT chuyên / năng khiếu quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao. 85% còn lại dùng xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, mỗi ngành Ngôn ngữ Anh, Luật, Luật kinh tế và Luật Thương mại quốc tế sẽ có tổ hợp điểm cụ thể.
Để đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào, trường cũng yêu cầu thí sinh phải có tổng điểm thuộc tổ hợp xét tuyển ở mức tối thiểu là 18.00 điểm (không tính điểm ưu tiên).
Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương, với hai cơ sở, cũng xét tuyển đại học theo hai phương thức:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Trong đó thí sinh phải có kết quả trung bình học tập của 3 lớp THPT từ 6.5 trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên, không có môn thi nào từ 1.0 điểm trở xuống.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS, TOEFL hoặc đạt giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và điểm của 02 bài dự thi theo kỳ thi THPT Quốc gia 2018 theo tổ hợp của từng chương trình đào tạo (trong đó bắt buộc có môn Toán).
Trong đó, yêu cầu IELTS đạt 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFLT iBT 90 trở lên.
Đại học Ngoại thương có những điều kết xét tuyển khá nghiêm ngặt
Bạn Đỗ Mỹ Linh, sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: “Em trai mình năm nay dự định xét tuyển vào trường Đại học Ngoại thương cơ sở TP.HCM. Vì đã có bằng IELTS 7.0 nên em mình có thể tập trung ôn thi hai môn còn lại là Toán và Ngữ văn.”
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chỉ tiêu năm nay của Đại học Bách Khoa Hà Nội lên tới hơn 6.600, trong đó ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có số lượng cao nhất là 540 chỉ tiêu.
Để đáp ứng điều kiện xét tuyển vào trường, thí sinh cần có thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Có tổng điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 20.0 trở lên (gồm 06 học kỳ THPT).
- Tổng điểm tổ hợp xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018 phải đạt yêu cầu của trường (sẽ được thông báo sau khi nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh).
Hy vọng tin tuyển sinh trên sẽ có ích cho phụ huynh và các thí sinh trước thềm của kỳ thi THPT quốc gia 2018 quan trọng.