Sơ lược Mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Lịch sử hội họa

Là một phần quan trọng của nghệ thuật tạo hình, mỹ thuật luôn là lĩnh vực nghệ thuật được đánh giá cao. Lĩnh vực này chịu sự chi phối sâu sắc của những yếu tố văn hóa- xã hội. Dưới đây, bài viết sẽ sơ lược mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Mục Lục

1. Tìm hiểu mỹ thuật thời Lý

Sau một thời gian dài chống giặc phương Bắc, thời Lý là thời kỳ hòa bình tương đối lâu dài của nước ta. Đây cũng là thời kỳ dân tộc bắt đầu đi vào ổn định và xây dựng đấy nước. Kiến trúc thời Lý phát triển mạnh về cae 2 thể loại về kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thể tục.

Về kiến trúc thế tục, phải kể đến những công trình cung điện và lăng tẩm. Trong đó, nổi bật nhất là kinh thành Thăng Long. Về kiến trúc tôn giáo, thời Lý dựng rất nhiều chùa chiền song không ngôi chùa nào còn đến nay. Một số ít chỉ để lại nền móng như chủa Phật Tích, chùa Bà Tấm, chìa Hương Lãng ở Hưng Yên, chùa Sùng… Trong đó, chùa một cột là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện sự độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc.

Sơ lược Mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sửLịch sử mỹ thuật Việt Nam

Bên cạnh kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc thời Lý cũng rất phát triển. Nhà Lý nổi tiếng về điêu khắc tượng phật, tượng người chim, tượng thú, tượng và bệ khối đá.. Trong đó, điêu khắc hình rồng thời Lý được đánh giá cao về tính nghệ thuật. Hình rồng thời Lý mang đậm chất Việt Nam, có sự tiếp nhận của văn hóa Đông Sơ  nên khác hẳn với rồng Trung Quốc.

Về nghệ thuật hội họa, những họa tiết trang trí thời Lý thường được thể hiện trên vách tường của công trình kiến trúc, một số tranh độc lập có thể vẽ trên gỗ hoặc giấy. Hội họa thời Lý còn được thể hiện trên đồ gốm với những chủ đề phong phú như hoa lá, chim muông, nét vẽ và mảng màu thoáng, hoạt và không gò bó..

2. Tìm hiểu mỹ thuật thời Lê

Cũng giống như những thời kỳ trước, tranh của thời Lê hầu như không giữ được đến ngày nay. Việc tìm hiểu nghệ thuật chủ yếu qua thơ và sử sách lưu truyền.Qua những bài thơ của Hội Tao Đàn ( hội do vua Lê Thánh Tông lập) trong “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tâp” có thể chứng minh cho sự có mặt của nghệ thuật hội hoạ thời Lê Sơ bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác.

Rất nhiều bức tranh được “xem”qua như tranh vẽ hoa mai ,hoa sen….cùng với thể loại tranh phong cảnh ,thời Lê còn có nhiều tranh vẽ theo đề tài ca ngợi tình bạn ,tình người tri kỷ.đó là các tranh vẽ “Bá Nha Gẩy Đàn”, “Chim Núi Gọi Người”….

Thể loại tranh chân dung đã xuất hiện ở những thời kỳ trước vần được lưu truyền ở thời Lê .Đó là tranh chân dung của những người nổi tiếng trung quân ái quốc . Bức tranh được nhắc đến nhiều hơn cả là tranh chân dung Nguyễn Trãi. Vua Lê Thánh Tông sau khi minh oan cho ông, đã cho vẽ chân dung ông để lưu truyền lại đời sau. Đây được đánh giá là bức  chân dung vẽ theo lối tượng trưng, lí tưởng hoá và dựa trên cơ sở mô tả của những người biết về Nguyễn Trãi .

Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu Mỹ thuật còn đưa ra một chứng minh về hình vẽ của thời Lê Sơ .Đó là những hình vẽ trên đồ gốm của thời kỳ này.Có thể nói các hình vẽ này khá phong phú về thể loại và có bút pháp rất đặc biệt .

3. Tìm hiểu về mỹ thuật thời Nguyễn

Xét trên phương diện lịch đại, mỹ thuật thời Nguyễn giữ một ví trí quan tọng trong tiến trình lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.

Sơ lược Mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sửLịch sử mỹ thuật Việt Nam

Xem thêm: Tranh 4 Mùa Sơn Dầu – Xu Hướng Tranh Trang Trí Được Ưa Chuộng Hiện Nay

Theo nhận định của những nhà nghiên cứu, mỹ thuật thời Nguyễn là sự kế thừa căn bản những yếu tính của nghệ thuật thời Lê trịnh. Những đề tài trang trí như tứ linh, tứ quý, tứ bửu và các motif long hóa, phụng hóa, liên hóa,…đã được người thợ thủ công xứ Đàng Trong tiếp thu tinh thần ấy, và đã thể hiện một cách tài hoa trên những phù điêu trang trí ở thành lăng, trụ biểu, bình phong, bia mộ…, ở những di tích dành cho người đã khuất.

Về cấu trúc bố cục, các lăng mộ thời Nguyễn vẫn tuân thủ trục thần đạo chi phối đến những thiết kế trang trí mang tính đăng đối và hài hòa.

Mỹ thuật tạo hình thời Nguyễn được đánh giá là có tính gợi mở mang tính nền tảng cho mỹ thuật Nguyễn sau này. Đó là những gì mà chúng ta có thể bắt gặp trong nhiều đề tài “thuần Việt” hoặc “phi Hoa” thời Lý – Trần; những chủ đề phóng khoáng đậm chất dân gian thời Lê, nơi hình ảnh người nông dân bình dị được dịp có mặt trong  điêu khắc trang trí của nhiều loại hình kiến trúc. Không khí cũng như biểu hiện ấy chúng ta hiếm nhìn thấy trong nghệ thuật tạo hình Nguyễn.

Trên đây là phần sơ lược về mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Hoàng Minh – Kiến trúc sư thiết kế kiến trúc nhà phố tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)