Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Họa Sĩ Dương Bích Liên
Dương Bích Liên là một hóa sĩ tài ba, tâm huyết, say mê vẽ, ông dành cả cuộc đời cho nghệ thuật đến mức lơ đãng và quên chính bản thân mình. Vậy cuộc đời và sự nghiệp họa sĩ Dương Bích Liên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Giới thiệu về họa sĩ Dương Bích Liên
Dương Bích Liên (17 tháng 7 năm 1924 – 12 tháng 12 năm 1988), trong một gia đình trí thức quan lại. Dòng họ Dương của ông ở Khoái Châu, Hưng Yên có truyền thống hiếu học. Ông là học trò cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa XVIII (1944-1945), là một trong những họa sĩ đầu tiên được kết nạp Đảng tại vùng kháng chiến. Ông chưa bao giờ triển lãm tranh mình, dành cả cuộc đời cho nghệ thuật đến mức lơ đãng và quên chính bản thân mình. Những năm tháng cuối đời, ông vẽ những thiếu nữ Hà Nội và ở mảng tranh chân dung sơn mài, sơn dầu này ông gửi gắm nhiều tình cảm đượm buồn, bởi thế nó sâu lắng và xúc động. Dương Bích Liên không vẽ con vật, ít vẽ phong cảnh nhưng một số tranh ông vẽ phong cảnh lại rất lớn, phần cây cỏ đất trời, sông nước bao la ẩn dấu những tương tư tình cảm của riêng ông.
Dương Bích Liên là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội họa Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái. Ông là bậc thầy về hình họa cổ điển. Hình của ông không táo bạo quả quyết như Nguyễn Sáng, không xô lệch như Bùi Xuân Phái, nó mực thước, ổn định mà không thô cứng, nó nhẹ nhõm mà vững chắc, siêu thoát bởi bên trong nét vẽ dụng công là tình cảm yêu mến thực sự của ông với đề tài. Nhiều bức ông xóa bỏ hàng chục lần, xé đi bao nhiêu phác thảo, vạch lên tranh đã xong những nét dao lúc không vừa ý.
Phong cách nghệ thuât
Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than.
Ông vẽ sơn dầu giỏi, màu của ông trong trẻo, vang động. Sơn mài của ông với bút pháp nghiêng về hiện đại, chỉ trung thành với năm màu cơ bản truyền thống như sơn then, vàng bạc, son và cánh dán nên nó đậm đà bản sắc cổ kính, tạo ra phong cách rất Dương Bích Liên
Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ. Người ta thường nói “Phố Phái, gái Liên” để nói đến việc khi xem tranh phố thì nên xem tranh của Bùi Xuân Phái, còn xem tranh về thiếu nữ thì Dương Bích Liên là người vẽ đẹp nhất.
Đọc thêm: họa sĩ Monet
Các tác phẩm chính
Các tác phẩm của họa sĩ Dương Bích Liên có sự quyến rũ, nhẹ nhàng bởi vẻ đẹp duyên dáng mà không trễ nải, không lẳng lơ mang nhiều xúc cảm, giàu chất hiện thực lãng mạn thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của con người, thiên nhiên đất nước với chất lượng nghệ thuật cao. Các tác phẩm chính của ông gồm:
- Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc
- Chiều vàng
- Người gác Văn Miếu (giải nhất Salon Unique năm 1944)
- Cổng làng Mông Phụ
- Đánh cờ dưới bóng tre
- Trạm gác (1948)
- Con nghé (1957)
- Xuân Hồ Gươm (1957)
- Nông dân đấu tranh chống thuế (1960)
- Điệu múa cổGióng (1990)
- Mười hai con giáp
- Kim Vân Kiều
Những giải thưởng mà họa sĩ Dương Bích Liên đạt được
Xem thêm: họa sĩ Tô Ngọc Vân
- 1944: Giải nhất triển lãm duy nhất, tác phẩm: Cổng làng Mía, Cảnh đồng quê, Người gác Văn Miếu.
- 1948: Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc kháng chiến, tác phẩm: Du kích làng Phù Lưu
- 1957: Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Con nghê
- 1975: Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, tác phẩm: Hai đĩa sơn mài.
- 1985: Giải chính thức Triển lãm Quốc tế nghệ thuật hiện thực ở Sophia (Bulgaria), tác phẩm: Điệu múa cổ I năm.
- 1987: Giải chính thức Triển lãm Quốc tế ở Hà Nội, tác phẩm; Điệu múa cổ II.
- 1990: Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Gióng.
- 1996: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.
Trên đây là đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp họa sĩ Dương Bích Liên. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin giúp các bạn sẽ hiểu rõ hơn về người họa sĩ tài ba này.