Góc giải đáp: Học khối D có thi được Y không?
Học khối D có thi được Y không? Đây là thắc mắc được nhiều học sinh mong muốn theo học ngành này. Trong bài viết dưới đây chúng tôi chúng tôi sẽ giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Mục Lục
Học khối D có thi được Y không?
Ngành Y là ngành học hot, giàu tiềm năng thu hút được nhiều bạn trẻ khao khát theo học.
Trước đây, ngành Y ở các trường Đại học, Cao đẳng hầu hết sẽ tuyển sinh khối A hoặc B, đồng nghĩa các bạn sẽ cần học tốt các môn như Toán học, Vật lý, Hóa học hay Sinh học. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng thêm các tổ môn xét tuyển đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Y.
Theo đó, ngành Y giờ sử dụng các tổ hợp môn như sau:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Như vậy, có thể thấy khối D đã xuất hiện trong tổ hợp môn xét tuyển ngành Y. Do đó các bạn thí sinh không cần phải lo ngại đăng ký học khối D có thi được Y không nữa.
Tùy theo từng trường và hệ học mà sẽ có thể tuyển sinh khối và mức điểm khác nhau, các bạn thí sinh cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký học. Cụ thể:
– Đối với hệ Đại học, để trúng tuyển vào ngành y các bạn thí sinh cần có học lực giỏi bởi các trường Đại học Y luôn có mức điểm trúng tuyển và tỉ lệ chọi lớn. Thống kê vài năm gần đây mỗi môn thi thuộc tổ hợp thí sinh cần 9 điểm trở lên mới có cơ hội vào trường.
– Bên cạnh hệ Đại học, các trường hệ Cao đẳng ngành Y cũng là sự lựa chọn được ưu ái những năm gần đây. Được biết các trường Cao đẳng áp dụng hình thức xét học bạ với điều kiện thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, điều này tạo cơ hội lớn, giảm áp lực thi cử cho các bạn yêu thích ngành Y.
Xem thêm: Khối D5
Ngành Y khối D học ở đâu?
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực thiếu hụt của ngành Y, trên địa bàn cả nước có rất nhiều trường sử dụng khối D xét tuyển ngành Y.
Một số trường Đại học đào tạo ngành Y khối D để các bạn tham khảo:
- Trường Đại Học Y Hà Nội
- Trường Đại Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Học viện Quân Y
- Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên
- Trường Đại Học Dược Hà Nội
- Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
- Khoa Y Dược – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Huế
- Khoa Y Dược – Trường Đại Học Đà Nẵng
- Trường Đại Học Y Dược TPHCM
- Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
- Trường Đại Học Y Dược Thái Bình
- Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Ngoài các trường Đại học, các trường Cao đẳng Y Dược tuyển sinh theo phương thức xét học bạ, cụ thể có thể kể đến như:
- Trường Cao đẳn Dược Hà Nội
- Trường Cao đẳng Y Hà Nội
- Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Trường Cao Đẳng Viễn Đông
- Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
- Trường Cao Đẳng Miền Nam
- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức
Đọc thêm: Khối D4
Học ngành Y có thể làm nghề gì?
Trong nhóm ngành Y có nhiều ngành nhỏ, với mỗi ngành đó sẽ có chương trình học và mục tiêu đầu ra khác nhau. Các bạn thí sinh cần tìm ra sở thích và khả năng của bản thân để chọn ra ngành phù hợp với bản thân nhất.
Dưới đây là các ngành nghề bạn có thể đảm nhận khi theo nhóm ngành Y:
– Giảng viên: Các bạn tốt nghiệp trường Y, có thể học thêm kỹ năng sư phạm để làm giảng viên đứng lớp tại các trường đào tạo khối ngành Y – Dược.
– Bác sĩ chuyên khoa: Với mỗi chuyên ngành sẽ có một chuyên khoa, sau tốt nghiệp các bạn tiếp tục học thêm bằng bác sĩ chuyên khoan như chuyên khoa hô hấp, chuyên khoa tim mạch,…
– Y tá, điều dưỡng: Theo học sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng chăm sóc người bệnh, giúp người bệnh phục hồi.
– Dược sĩ: Tốt nghiệp các bạn có khả năng bán thuốc ở các quầy và hiệu thuốc.
– Kỹ thuật viên: Đây là cánh tay đắc lực của bác sĩ, chuyên làm xét nghiệp và trả kết quả cho người bệnh.
– Bác sĩ Thú y: Khám và chữa bệnh cho nhiều động vật tại các phòng khám tư hay những trung tâm chăm sóc sức khỏe vật nuôi.
– Bác sĩ ngoại khoa: Là bác sõ thực hiện phẫu thuật ghép nối, chỉnh sửa những cơ quan bị tổn thương.
– Bác sĩ sản phụ khoa: Đây là bác sĩ thăm khám, siêu âm, làm xét nghiệm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Phụ trách hướng dẫn cho sản phụ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ở từng trường hợp.
– Y tế dự phòng: Sinh viên khi ra trường có thể làm việc tại các Viễn vệ sinh dịch tế, Viện sốt rét ký sinh trùng hay Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc Học khối D có thi được Y không? Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, định hướng đúng đắn ngành nghề của bản thân trong tương lai. Chúc các bạn thành công!